Tại sao sinh viên ít đọc sách?

Mr SieuPham

Moderator
TS số 49-2006 có bài viết “ Văn hóa đọc: những con số biết nói ”, qua điều tra 173 giáo viên và 330 sinh viên tại TP.HCM. Có thể nói kết quả thật đáng buồn, khi mà những người thuộc tầng lớp trí thức ở một thành phố lớn nhất và năng động nhất VN lại thờ ơ với sách như vậy.

1. Giá sách cao: nhất là sách văn học, chẳng hạn cuốn Linh Sơn của Cao Hành Kiện (NXB Phụ Nữ, 2003, tác phẩm đoạt giải thưởng Nobel văn học 2002) giá bán 80.000đ; cuốn Almanach tri thức trẻ (NXB Văn Hóa - Thông Tin, 2005) giá bán 320.000đ. Với giá như vậy thì sinh viên chỉ có thể ngắm mà không mua nổi, cho dù các cửa hàng bán sách có giảm giá.
2. Sách dày, khổ lớn khó cầm đọc: các sách xuất bản mấy năm nay có xu hướng thi nhau về độ dày của trang viết và độ lớn của khổ sách: vài ba trăm trang là bình thường, năm, bảy trăm trang là phổ biến, và không hiếm những cuốn có độ dày hàng ngàn trang. Với những cuốn sách nặng ký như vậy thật khó cho việc đọc. Trong xã hội hiện đại, sách phải tiện sử dụng, có thể đọc bất kỳ lúc nào, ở đâu (trên xe buýt, lúc chờ tàu, xe...)
3. Không có thời gian đọc: sức ép của đời sống đô thị và công nghiệp hóa khiến người ta bận rộn hơn, nên những loại hình giải trí khác như phim ảnh, truyền hình, âm nhạc có sức hấp dẫn và giải tỏa căng thẳng nhanh hơn.
4. Thiếu sự định hướng, giới thiệu của giới chuyên môn: chưa bao giờ sách, tạp chí nhiều như hiện nay. Năm 2004 đã có 19.695 đầu sách được xuất bản. Người đọc không biết chọn sách nào hay, sách nào có giá trị hữu ích với cuộc sống, nếu không có sự giới thiệu và bình luận của giới chuyên môn.

 

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,130
Bài viết
63,350
Thành viên
86,079
Thành viên mới nhất
nhacaidk8
Bên trên