Để thẩm định giá chi phí tháo dỡ và thu hồi, nhiều công trình lâu năm đã mất bản vẽ kết cấu, đòi hỏi chúng ta phải ước lượng và dự đoán khối lượng thép trong bê tông. Ví dụ như trong Dầm, cột, móng...
Vì là dự báo nên sẽ không chính xác 100%, tuy nhiên để có cơ sở tham khảo ước lượng chuẩn, mình có sưu tầm và gửi các bạn công thức ước lượng và quy đổi từ khối lượng kết cấu để suy ra khối lượng thép như sau:
Theo tài liệu trong nhiều sách về xây dựng, đặc biệt là sách của Giáo sư Nguyễn Đình Cống. Thì hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông như sau :
Hàm lượng cốt thép trong cột giá trị Max tùy thuộc vào quan điểm sử dụng vật liệu. Khi cần hạn chế việc sử dụng quá nhiều thép nhằm tiết kiệm chi phí thi công thì người ta thường lấy max = 3%. Và để đảm bảo sự làm việc chung giữa thép và bê tông thì lấy max = 6%.
Hàm lượng cốt thép trong dầm thường lấy tối đa không hơn 2%. Đẹp nhất là từ 1,2 đến 1,5%.
Lưu ý :
Bảng ước lượng tỷ lệ thép trong 1m3 bê tông
Lưu ý :
Vì là dự báo nên sẽ không chính xác 100%, tuy nhiên để có cơ sở tham khảo ước lượng chuẩn, mình có sưu tầm và gửi các bạn công thức ước lượng và quy đổi từ khối lượng kết cấu để suy ra khối lượng thép như sau:
Theo tài liệu trong nhiều sách về xây dựng, đặc biệt là sách của Giáo sư Nguyễn Đình Cống. Thì hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông như sau :
Hàm lượng cốt thép trong cột giá trị Max tùy thuộc vào quan điểm sử dụng vật liệu. Khi cần hạn chế việc sử dụng quá nhiều thép nhằm tiết kiệm chi phí thi công thì người ta thường lấy max = 3%. Và để đảm bảo sự làm việc chung giữa thép và bê tông thì lấy max = 6%.
Lưu ý :
- Khi hàm lượng cốt thép ít thì khi bê tông bị phá thì cốt thép sẽ không đủ khả năng chịu lực. Dẫn đến kết cấu bị phá hoại.
- Khi hàm lượng cốt thép nhiều thì khi bê tông bị phá thì toàn bộ lực kéo do cốt thép chịu. Sẽ gây lãng phí nguyên vật liệu, tốn kém chi phí thi công, xây dựng.
- Hàm lượng cốt thép trong bê tông hợp lý sẽ tận dụng tốt được khả năng và sự làm việc chung giữa 2 vật liệu.
Cấu kiện | Ø ≤ 10 (kg/m3) | Ø ≤ 18 (kg/m3) | Ø > 18 (kg/m3) |
Móng | 20 | 30 | 50 |
Dầm móng | 25 | 120 | 30 |
Cột | 30 | 60 | 75 |
Dầm | 30 | 85 | 50 |
Sàn | 90 | ||
Lanh tô | 80 | ||
Cầu thang | 75 | 45 |
- Bảng chỉ áp dụng cho nhà dân dụng.
- Sử dụng cho trường hợp không có thiết kế kết cấu và thống kê thép.
- CT móng cột: fi<=10:20kg; fi<=18:50kg; fi>18:30kg/m3 bê tông. Tổng 90kg/m3.
- CT dầm móng: fi<=10:25kg; fi<=18:120kg/m3 bê tông. Tổng 145kg/m3.
- CT cột: fi<=10:30kg; fi<=18:60kg; fi>18:75kg/m3 bê tông. Tổng 165kg/m3.
- CT dầm: fi<=10: 30kg;fi<=18:85kg;fi>18:50kg/m3 bê tông. Tổng 165kg/m3.
- CT sàn: fi<=10:90kg/m3 bê tông.
- CT lanh tô: fi<=10:80kg/m3 bê tông.
- CT cầu thang: fi<=10:75kg; fi<=18:45kg/m3 bê tông. Tổng 120kg/m3
Bài tương tự bạn quan tâm
Giải pháp tối ưu trong phòng cháy với cửa kính...
- Thread starter Lusy - firenix
- Ngày bắt đầu
Bảo vệ gia đình với kính chống cháy EI 60 phút chất...
- Thread starter Lusy - firenix
- Ngày bắt đầu
Cách nhận biết cửa kính chống cháy chất lượng tốt
- Thread starter Lusy - firenix
- Ngày bắt đầu